Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây hông (Paulownia fortunei)

Chi Paulownia là chi cây trồng bản địa cûa Trung Quốc, do sự phát triển nhanh chóng và giá trị cûa chúng trên thị trường gỗ, nhiều loài hông được trồng ở một số vùng ôn đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới (Freeman & cs., 2012). Trong điều kiện tự nhiên, cây hông 10nëm tuổi có đường kính ngang ngực từ  30-40cm, thể tích gỗ 0,3-0,5m(Zhu & cs., 1986). Gỗ hông nhẹ nhưng chắc, khô khá nhanh và có thớ gỗ sáng màu, đẹp mắt, không dễ bị cong vênh, nứt nẻ hoặc biến dạng. Ngoài ra, gỗ hông rất dễ gia công, thích hợp để chạm khắc và có đặc tính cách nhiệt tốt (Zhu & cs., 1986). Do tốc độ tăng trưởng nhanh và hàm lượng cellulose cao (440g·cellulose/kg), chất độn từ gỗ hông được sử dụng thành công để tạo ra hỗn hợp sinh học có thể phân hủy axit polylactic, hoặc tạo ra vật liệu tổng hợp có độ uốn và độ bền và đập tương đương hoặc vượt trội so với vật liệu tổng hợp của chất độn bột gỗ thông (Lopez & cs., 2012). Bột gỗ hông có thể được sử dụng trong sản xuất liệu tổng hợp polypropylen (Tisserat & cs., 2013). Hoa và lá cây hông là nguồn cung cấp chất béo, đường và protein tốt, được sử dụng làm thực ăn cho lợn, cừu và thỏ.

Cây Hông 3 tháng tuổi

Cây Hông có nguồn gốc từ Úc, Canada, Trung Quốc đã được nhập về Việt Nam từ những năm 2000 và được trồng ở một số tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Việc nhân giống vô tính cây Hông đã được nghiên cứu ở Việt Nam với mục đích cung cấp cây giống số lượng lớn đáp ứng nhu cầu trồng rừng của người dân, tuy nhiên các nghiên cứu này chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế và không duy trì được thành chuỗi sản xuất để cung cấp cây giống cho người nông dân và doanh nghiệp có nhu cầu.

Với mong muốn xây dựng được quy trình nhân nhanh in vitro cây Hông làm cơ sở cho việc sản xuất cây Hông số lượng lớn phục vụ trồng rừng và ngành công nghiệp chế biến gỗ. ThS. Trần Đông Anh và cộng sự đã nghiên cứu thành công quy trình nhân nhanh in vitro cây Hông cho hệ số nhân cao, dễ dàng áp dụng. Nghiên cứu được thực hiện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Vật liệu để vào mẫu là chồi cây Hông 03 tháng tuổi. Chồi cây được xử lý với KMnO4 0,1% trong 30 phút, sau đó khử trùng trong dung dịch Presept 0,5% trong 20 phút và HgCl2 0,2 % trong 10 phút, tiếp tục ngâm trong dung dịch Cefotaxim 100 mg/L trong 10 phút trước khi cấy vào môi trường MS, tỷ lệ tạo mẫu sống đạt 35,71%. Môi trường nhân nhanh tốt nhất cho chồi Hông in vitro là môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/L BAP với hệ số nhân chồi thu được là 5,43 chồi/mẫu, chiều cao chồi đạt 4,32 cm/chồi sau 4 tuần nuôi cấy. Môi trường tốt nhất để tạo rễ cây Hông in vitro là môi trường ½ MS trong thời gian 3 tuần.  Sử dụng giá thể Peatmoss để ra ngôi cho tỷ lệ cây sống đạt 97,2% trong thời gian 3 tuần.

Một số hình ảnh kết quả nghiên cứu

Chồi cây hông sau 3 tuần nuôi cấy khởi động trên môi trường 1/2 MS + 1mg/l BAP

Chồi in vitro cây hông trên môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l BAP (Hình A); 1,0 mg/l Kinetin (Hình B); 0,5 mg/l TDZ (Hình C)

Chồi hông sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường MS + 0,5mg/l BAP không bổ sung a-NAA (Hình A);
bổ sung 0,7 mg/l -NAA (Hình B) bổ sung 0,2 mg/l IAA (Hình C)

Chồi hông sau 3 tuần nuôi cấy trên môi trường 1/2MS (Hình A) và môi trường 1/2MS + 0,2 mg/l a-NAA (Hình B)

Chồi hông sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường 1/2MS (Hình A) và môi trường 1/2 MS + 0,2 mg/l IBA (Hình B)

Cây hông ra ngôi sau 3 tuần trên giá thể Peatmoss.

Theo: https://tapchi.vnua.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *