CHÍNH PHỦ

_______

Số : 134/2007/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________________________

Hà Nội, ngày  15  tháng  8  năm 2007 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về đơn vị đo lường chính thức

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Đo lường ngày 06 tháng 10 năm 1999;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.  Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về đơn vị đo lường chính thức của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hệ đơn vị SI là hệ đơn vị đo lường quốc tế (tiếng Pháp là Système International d�Unités; tiếng Anh là The International System of Units).

2. Đơn vị đo lường chính thức là các đơn vị đo lường được quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này.

3. Đơn vị đo lường thông dụng khác là các đơn vị đo lường không quy định tại khoản 2 Điều này gồm các đơn vị đo lường cổ truyền của Việt Nam và các đơn vị đo lường khác.

Điều 3. Nguyên tắc sử dụng đơn vị đo lường

1. Đơn vị đo lường chính thức bắt buộc sử dụng trong các trường hợp sau:

a) Trong văn bản do cơ quan nhà nước ban hành, trừ trường hợp áp dụng Điều ước quốc tế quy định tại Điều 5 Nghị định này;

b) Trên phương tiện đo sử dụng trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và các hoạt động công vụ khác của cơ quan nhà nước;

c) Ghi nhãn hàng hoá đóng gói sẵn theo định lượng thuộc diện phải kiểm tra theo quy định của Pháp lệnh Đo lường;

d) Trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phương tiện đo thuộc diện phải kiểm định theo quy định của Pháp lệnh Đo lường.

2. Đơn vị đo lường thông dụng khác được sử dụng trong quan hệ dân sự trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Việc chuyển đổi từ đơn vị đo lường thông dụng khác sang đơn vị đo lường chính thức được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.

3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng đơn vị đo lường chính thức theo quy định tại Nghị định này.

Điều 4. Nguyên tắc và giá trị chuyển đổi đơn vị đo lường thông dụng khác theo đơn vị đo lường chính thức

1. Việc chuyển đổi không làm thay đổi về giá trị đại lượng đo.

2. Giá trị chuyển đổi của một số đơn vị đo lường thông dụng khác theo đơn vị đo lường chính thức quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp giá trị chuyển đổi theo đơn vị đo lường chính thức của đơn vị đo lường thông dụng khác chưa được quy định tại Phụ lục I Nghị định này thì giá trị chuyển đổi  của các đơn vị đo lường cổ truyền của Việt Nam được lấy theo giá trị trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, giá trị chuyển đổi của đơn vị đo lường khác được lấy theo giá trị trong “The International System of Units (SI)”- Hiệu đính lần thứ 8; năm 2006 của Viện Cân đo quốc tế (BIPM).

3. Khi trình bày giá trị đại lượng đo, số chỉ và đơn vị đo lường chính thức phải trình bày trước, số chỉ và đơn vị đo lường thông dụng khác phải trình bày sau và để trong ngoặc đơn.

Ví dụ: khi thể hiện khối lượng một (01) lượng vàng phải trình bày như sau: 37,5 g (1 lượng).

Điều 5. Áp dụng Điều ước quốc tế

Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về đơn vị đo lường khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 6. Trình bày đơn vị đo lường chính thức

Việc trình bày kết quả đo, thể hiện giá trị đại lượng theo đơn vị đo lường chính thức phải thực hiện các quy �ịnh tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Chương II

ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG CHÍNH THỨC

Điều 7. Các đơn vị đo lường chính thức thuộc hệ đơn vị SI

Các đơn vị đo lường chính thức thuộc hệ đơn vị SI bao gồm:

1. Các đơn vị cơ bản quy định tại Bảng 1.

Bảng 1

 

TTĐại lượngTên đơn vịKý hiệu đơn vị
1độ dàimétm
2khối lượngkilôgamkg
3thời giangiâys
4cường độ dòng điệnampeA
5nhiệt độ nhiệt động họckenvinK
6lượng vật chấtmolmol
7cường độ sángcandelacd

2. Các đơn vị dẫn xuất quy định tại Bảng 2.

Bảng 2

 

TTĐại lượngĐơn vịThể hiện theo đơn vị cơ bản thuộc hệ đơn vị SI
TênKý hiệu
1. Đơn vị không gian, thời gian và hiện tượng tuần hoàn
1.1góc phẳng (góc)radianradm/m
1.2góc khốisteradiansrm2/m2
1.3diện tíchmét vuôngm2m.m
1.4thể tích (dung tích)mét khốim3m.m.m
1.5tần sốhécHzs-1
1.6vận tốc gócradian

trên giây

rad/ss-1
1.7gia tốc gócradian trên giây bình phươngrad/s2s-2
1.8vận tốcmét trên giâym/sm.s-1
1.9gia tốcmét trên giây bình phươngm/s2m.s-2
2. Đơn vị cơ
2.1khối lượng theo chiều dài (mật độ dài)kilôgam

trên mét

kg/mkg.m-1
2.2khối lượng theo bề mặt (mật độ mặt)kilôgam trên mét vuôngkg/m2kg.m-2
2.3khối lượng riêng     (mật độ)kilôgam trên mét khốikg/m3kg.m-3 

 

2.4lựcniutơnNm.kg.s-2
2.5mômen lựcniutơn métN.mm2.kg.s-2
2.6áp suất, ứng suấtpascanPam-1.kg.s-2
2.7độ nhớt động lựcpascan giâyPa.sm-1.kg.s-1
2.8độ nhớt động họcmét vuông trên giâym2/sm2.s-1
2.9công, năng lượngjunJm2.kg.s-2
2.10công suấtoátWm2.kg.s-3
2.11lưu lượng thể tíchmét khối

trên giây

m3/sm3.s-1
2.12lưu lượng khối lượngkilôgam

trên giây

kg/skg.s-1
3. Đơn vị nhiệt
3.1nhiệt độ Celsiusđộ CelsiusoCt = T – T0; trong đó t là nhiệt độ Celcius, T là nhiệt độ nhiệt động học và T=273,15.
3.2nhiệt lượngjunJm2.kg.s-2
3.3nhiệt lượng riêngjun trên kilôgamJ/kgm2.s-2
3.4nhiệt dungjun trên kenvinJ/Km2.kg.s-2.K-1
3.5nhiệt dung khối (nhiệt dung riêng)jun trên kilôgam kenvinJ/(kg.K)m2.s-2.K-1
3.6thông lượng nhiệtoátWm2.kg.s-3
3.7thông lượng nhiệt bề mặt (mật độ thông lượng nhiệt)oát trên mét vuôngW/m2kg.s-3
3.8hệ số truyền nhiệtoát trên mét vuông kenvinW/(m2.K)kg.s-3.K-1
3.9độ dẫn nhiệt (hệ số dẫn nhiệt)oát trên mét kenvinW/(m.K)m.kg.s-3.K-1
3.10độ khuyếch tán nhiệtmét vuông trên giâym2/sm2.s-1
4. Đơn vị điện và từ
4.1điện lượng (điện tích)culôngCs.A
4.2điện thế, hiệu điện thế (điện áp), sức điện độngvônVm2.kg.s-3.A-1
4.3cường độ điện trườngvôn trên métV/mm.kg.s-3.A-1
4.4điện trởômWm2.kg.s-3.A-2
4.5điện dẫn (độ dẫn điện)simenSm-2.kg-1.s3.A2
4.6thông lượng điện (thông lượng điện dịch)culôngCs.A
4.7mật độ thông lượng điện (điện dịch)culông trên mét vuôngC/m2m-2.s.A
4.8công, năng lượngjunJm2.kg.s-2
4.9cường độ từ trườngampe trên métA/mm-1.A
4.10điện dungfaraFm-2.kg-1.s4.A2
4.11độ tự cảmhenryHm2.kg.s-2.A-2
4.12từ thôngvebeWbm2.kg.s-2.A-1
4.13mật độ từ thông, cảm ứng từteslaTkg.s-2.A-1
4.14suất từ độngampeAA
4.15công suất tác dụng (công suất)oátWm2.kg.s-3
4.16công suất biểu kiếnvôn ampeV.Am2.kg.s-3
4.17công suất khángvarvarm2.kg.s-3
5. Đơn vị ánh sáng và bức xạ điện từ có liên quan
5.1năng lượng bức xạjunJm2.kg.s-2
5.2công suất bức xạ (thông lượng bức xạ)oátWm2.kg.s-3
5.3cường độ bức xạoát trên steradianW/srm2.kg.s-3
5.4độ chói năng lượngoát trên steradian mét vuôngW/(sr.m2)kg.s-3
5.5năng suất bức xạoát trên mét vuôngW/m2kg.s-3
5.6độ rọi năng lượngoát trên mét vuôngW/m2kg.s-3
5.7độ chóicandela trên mét vuôngcd/m2m-2.cd
5.8quang thônglumenlmcd
5.9lượng sánglumen giâylm.scd.s
5.10năng suất phát sáng (độ trưng)lumen trên mét vuônglm/m2m-2.cd
5.11độ rọiluxlxm-2.cd
5.12lượng rọilux giâylx.sm-2.cd.s
5.13độ tụ (quang lực) điôpđiôpm-1
6. Đơn vị âm
6.1tần số âmhécHzs-1
6.2áp suất âmpascanPam-1.kg.s-2
6.3vận tốc truyền âmmét trên giâym/sm.s-1
6.4mật độ năng lượng âmjun trên mét khốiJ/m3m-1.kg.s-2
6.5công suất âmoátWm2.kg.s-3
6.6cường độ âmoát trên mét vuôngW/m2kg.s-3
6.7trở kháng âm (sức cản âm học)pascan giây trên mét khốiPa.s/m3m-4.kg.s-1
6.8trở kháng cơ (sức cản cơ học)niutơn giây trên métN.s/mkg.s-1
7. Đơn vị hoá lý và vật lý phân tử
7.1nguyên tử khốikilôgamkgkg
7.2phân tử khốikilôgamkgkg
7.3nồng độ molmol trên mét khốimol/m3m-3.mol
7.4hoá thếjun trên molJ/molm2.kg.s-2.mol-1
7.5hoạt độ xúc táckatalkats-1.mol
8. Đơn vị bức xạ ion hoá
8.1độ phóng xạ (hoạt độ)becơrenBqs-1
8.2liều hấp thụ, kermagrayGym2.s-2
8.3liều tương đươngsivơSvm2.s-2
8.4liều chiếuculông trên kilôgamC/kgkg-1.s.A

3. Các bội, ước thập phân của đơn vị đo lường chính thức thuộc hệ đơn vị SI:

a) Bội, ước thập phân của một đơn vị đo lường chính thức thuộc hệ đơn vị SI được thiết lập bằng cách ghép tên, ký hiệu của một tiền tố SI liền vào phía trước tên, ký hiệu đơn vị đo lường này;

b) Tên, ký hiệu của tiền tố SI và thừa số quy đổi quy định trong Bảng 3.

Bảng 3

 

TênKý hiệuThừa số
Quốc tếViệt Nam
Bội
yottayôttaY1  000  000  000  000  000  000  000  000  =  1024
zettazettaZ        1  000  000  000  000  000  000  000  =  1021
exaexaE                1  000  000  000  000  000  000  =  1018
petapetaP                        1  000  000  000  000  000  =  1015
terateraT                                1  000  000  000  000  =  1012
gigagigaG                                        1  000  000  000  =  109
megamegaM                                                1  000  000  =  106
kilokilôk                                                        1  000  =  103
hectohectôh                                                            100  =  102
decadecada                                                              10  =  101
ước
decidecid                                                            0,1  =  10-1
centicentic                                                          0,01  =  10‑2
milimilim                                                        0,001  =  10-3
micromicrôm                                                0,000  001  =  10-6

 

 

nanonanôn                                        0,000  000  001  =  10-9
picopicôp                                0,000  000  000  001  =  10-12
femtofemtôf                        0,000  000  000  000  001  =  10-15
attoattôa                0,000  000  000  000  000  001  =  10-18
zeptozeptôz        0,000  000  000  000  000  000  001  =  10-21
yoctoyoctôy0,000  000  000  000  000  000  000  001  =  10-24

c) Để thiết lập một (01) bội hoặc ước thập phân của đơn vị đo lường chính thức thuộc hệ đơn vị SI, chỉ được sử dụng một tiền tố SI đơn nhất để kết hợp với đơn vị đo lường này.

Ví dụ: nanômét: 1 nm hoặc 10-9 m (không được viết: milimicrômét: mmm).

Trong đó: nanô là tên gọi; n là ký hiệu và 10-9 là thừa số của tiền tố này.

Ghi chú: Quy định này không áp dụng khi kết hợp với đơn vị cơ bản kilôgam. Vì lý do lịch sử, kilôgam đã chứa một tiền tố là kilô của gam. Các ước hoặc bội thập phân của kilôgam được hình thành trên cơ sở kết hợp với tiền tố SI của gam.

Điều 8. Các đơn vị đo lường chính thức ngoài hệ đơn vị SI

Các đơn vị đo lường chính thức ngoài hệ đơn vị SI bao gồm:

1. Các đơn vị đo lường theo thông lệ quốc tế quy định tại Bảng 4.

Bảng 4

TTĐại lượngĐơn vị đo lường theo thông lệ

quốc tế

Giá trịGhi chú
TênKý hiệuMột (01) đơn vị đo lường theo thông lệ quốc tếChuyển đổi theo đơn vị đo lường thuộc hệ đơn vị SI
1góc phẳngđộo1o(p/180) rad
phút1′ = (1/60)o(p/10 800) rad
giây1″ = (1/60)’(p/648 000) rad
2thể tích, dung tíchlítL

hoặc l

1 L1 dm3Được lập ước thập phân theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
3thời gianphútmin1 min60 s
giờh1 h = 60 min3 600 s
ngàyd1 d = 24 h86 400 s
4khối lượngtấnt1 t1 000 kgĐược lập bội thập phân theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
đơn vị nguyên tử khối thống nhấtu1 u1,660 538 86.10-27 kg

 

5áp suấtbarbar1 bar100 000 PaĐược lập ước, bội thập phân theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
6công, năng lượngoát giờW.h1 W.h3 600 JĐược lập ước, bội thập phân theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
electronvôneV1 eV1,602 177.10-19 JĐược lập ước, bội thập phân theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
7quãng tần sốôctaocta1 octa_lg2(f2/f1) = lg22
8mức tophônphon1 phon_Tương ứng 1 dB. Đối với âm thanh đơn sắc 1 phon tương ứng với 1 dB ở tần số 1 kHz
  9. Các đại lượng logarit
9.1mức của đại lượng trườngnepeNp1 Np_ln (F/Fo) = ln e
benB1 B_ln (F/Fo)

= 2 lg101/2 B

decibendB1 dB_1 dB = (1/10) B
9.2mức của đại lượng công suấtnepeNp1 Np_(1/2) ln (P/Po)

= (1/2) lne2

benB1 B_(1/2) ln (P/Po)

= lg 10 B

decibendB1 dB_1 dB = (1/10) B

 

2. Các đơn vị đo lường chuyên ngành đặc biệt quy định tại Bảng 5.

Bảng 5

 

TTĐại lượngĐơn vị đo lường chuyên ngành đặc biệtGiá trịMục đích

sử dụng

TênKý hiệuMột (01) đơn vị đo lường chuyên ngành đặc biệtChuyển đổi theo đơn vị đo lường thuộc hệ đơn vị SI
1diện tíchhéctaha1 ha10 000 m2Chỉ dùng trong đo diện tích ruộng đất.
barnb1 b10-28 m2Chỉ dùng trong vật lý hạt nhân và nguyên tử
2tần sốvòng trên giâyr/s1 r/s

 

1 Hz

Chỉ dùng trong đo tần số các chuyển động quay.

Chỉ dùng trong đo tần số các chuyển động quay.
vòng trên phútr/min1 r/min

 

1/60 Hz

Chỉ dùng trong đo tần số các chuyển động quay.

Chỉ dùng trong đo tần số các chuyển động quay.
3huyết ápmilimét thuỷ ngânmmHg

 

1 mmHg

133,322 Pa

Chỉ dùng trong đo huyết áp

133,322 Pa

 

Chỉ dùng trong đo huyết áp

 

4nhiệt lượngcalocal1 cal4,186 8 JChỉ dùng trong lĩnh vực thực phẩm
5khối lượngcaratct1 ct0,2 g

Chỉ dùng đo, thể hiện khối lượng đá quý, ngọc trai

Chỉ dùng đo, thể hiện khối lượng đá quý, ngọc trai

3. Các đơn vị đo lường được thiết lập trên cơ sở kết hợp từ các đơn vị đo lường quy định tại Điều 7 (ví dụ: km/s); các đơn vị đo lường quy định tại khoản 1 Điều này (L/min); các đơn vị đo lường quy định tại Điều 7 và tại khoản 1 Điều này (ví dụ kg/min).

4. Các đơn vị đo lường chưa quy định tại Điều 7, khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định này nhưng được quốc tế thừa nhận.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 9. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về đơn vị đo lường chính thức theo các quy định tại Nghị định này.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Tổ chức thực hiện các quy định về đơn vị đo lường tại Nghị định này;

b) Nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế liên quan đến đơn vị đo lường chính thức; thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức liên quan đến việc áp dụng đơn vị đo lường chính thức quy định tại Nghị định này;

c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về đơn vị đo lường chính thức tại Nghị định này;

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí ngân sách, tập trung đầu tư năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hệ thống chuẩn đo lường quốc gia.

Điều 10. Trách nhiệm của các Bộ, ngành

1. Sử dụng và trình bày các đơn vị đo lường trong văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính theo các quy định về đơn vị đo lường chính thức tại Nghị định này.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng phương tiện đo, trình bày kết quả đo, thể hiện giá trị đại lượng theo đơn vị đo lường trong các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình theo các quy định về đơn vị đo lường chính thức tại Nghị định này.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ bố trí  ngân sách, đầu tư năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hệ thống chuẩn đo lường do Bộ, ngành quản lý.

Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Sử dụng và trình bày các đơn vị đo lường chính thức trong văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính theo các quy định về đơn vị đo lường chính thức tại Nghị định này.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong phạm vi địa phương thực hiện các quy định về đơn vị đo lường chính thức theo quy định tại Nghị định này;

b) Tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về đơn vị đo lường chính thức theo quy định tại Nghị định này trên địa bàn.

3. Bố trí ngân sách, đầu tư năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hệ thống chuẩn đo lường do địa phương quản lý.

Điều 12. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về đơn vị đo lường chính thức tại Nghị định này khi sử dụng phương tiện đo, trình bày kết quả đo, thể hiện giá trị đại lượng theo đơn vị đo lường trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phương tiện đo thuộc diện phải kiểm định, khi ghi nhãn hàng hoá đóng gói sẵn theo định lượng thuộc diện phải kiểm tra theo quy định của Pháp lệnh Đo lường.

2. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam có yêu cầu về đơn vị đo lường khác với quy định tại Nghị định này được ghi trong hợp đồng mua bán hàng hóa và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện yêu cầu này không vi phạm pháp luật của nước nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 65/2001/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ ban hành Hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Các sản phẩm, phương tiện đo ghi, khắc theo đơn vị đo lường thông dụng khác đã tồn tại trước thời điểm hiệu lực Nghị định này được tiếp tục sử dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này.

3. Các kết quả đo được xác định trực tiếp bằng các phương tiện đo quy định tại khoản 2 Điều này nếu sử dụng cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì phải thực hiện chuyển đổi theo quy định tại Điều 4 và trình bày theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

Điều 14. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;

– HĐND, UBND các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

– Văn phòng Quốc hội;

– Toà án nhân dân tối cao;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Kiểm toán Nhà nước;

– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

– VPCP: BTCN, các PCN,

Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,

Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

– Lưu: Văn thư, KG (5b). A.

TM. CHÍNH PHỦ

 THỦ TƯỚNG 

(đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

 

Thuộc tính văn bản
Tệp đính kèm:ND134CP.DOC (438272 Byte)