Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ cao. Đây là ngành học tiềm năng, mang lại cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cũng như cơ hội khởi nghiệp kinh doanh cho các bạn trẻ.
Chương trình đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản
Thực tế ngành Nuôi trồng thủy sản bao gồm rất nhiều lĩnh vực trong thủy sản như: nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý hoạt động thủy hải sản, bệnh học thủy sản… Trong quá trình học tại trường, sinh viên được trang bị kiến thức chuyên môn về thiết kế, tổ chức, quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản, tham gia nghiên cứu cải tiến công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới, tư vấn kỹ thuật về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững; cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản.
Bên cạnh đó, sinh viên theo học ngành này được trang bị kỹ năng mềm (kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý bản thân…) và kỹ năng chuyên môn như: kỹ năng thực hiện các thao tác trong sản xuất giống, ương nuôi, quản lý môi trường và sức khỏe động vật thủy sản; vận dụng phương pháp và dữ liệu thích hợp để phục vụ hoạt động nghiên cứu, sản xuất thủy sản; tư vấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống, ương nuôi động vật thủy sản, kinh doanh và quản lý trong lĩnh vực thủy sản đạt hiệu quả cao.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Nuôi trồng thủy sản ra làm những công việc gì?
Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành có nhu cần rất lớn về nguồn nhân lực (Ảnh: Internet)
Người học sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Nuôi trồng thuỷ sản có thể làm việc tại các vị trí:
– Cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… và các bộ, sở, ban ngành liên quan.
– Giảng viên, nghiên cứu viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, viện, trung tâm nghiên cứu: Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện Hải dương học, Viện di truyền…
– Nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thức ăn thuỷ sản, sản xuất và chế biến thuỷ hải sản.
– Làm chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản.
Một tiết thực hành của sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản
Theo học ngành Nuôi trồng thủy sản, sinh viên được thực hành thực tập, rèn nghề tại các công ty có uy tín, được tham gia nghiên cứu khoa học với các giảng viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm, được tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và tình nguyện vì cộng đồng, tham gia trao đổi, học tập tại nước ngoài như Israel, Thái Lan, Trung Quốc…, có cơ hội nhận được học bổng tài năng, học bổng vượt khó với tổng giá trị lên đến 30 tỷ đồng/1 năm.
Bên cạnh đó, sinh viên khoa Thủy sản nói riêng cũng như sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói chung được đặc biệt chú trọng trang bị thêm những kỹ năng mềm bên cạnh kiến thức và kỹ năng chuyên ngành. Học viện thường xuyên tổ chức các lớp học kỹ năng mềm, hoạt động ngoại khóa, seminar… để sinh viên có cơ hội “hòa mình” và trải nghiệm quãng thời gian tuyệt vời khi được ngồi trên ghế giảng đường đại học.
Ngoài ra, sinh viên theo học ngành Nuôi trồng thủy sản sẽ được thực hành trong phòng thí nghiệm, phòng thực hành hiện đại, trang thiết bị tiên tiến để hoàn thiện kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Đây cũng là cơ sở quan trọng để sinh viên sau khi ra trường có thể tự tin tìm việc và làm tốt công việc được giao.
Một tiết học ngành Thủy sản
Nếu bạn yêu thích ngành Nuôi trồng thủy sản và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử này, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
Mã trường | Mã nhóm ngành | Tổ hợp tuyển sinh | Phương thức xét tuyển |
HVN | HVN02 | A00: Toán, Vật lí, Hóa học B00: Toán, Hóa học, Sinh học B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh | – Tuyển thẳng – Xét học bạ – Xét tuyển kết hợp – Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 |