Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận động những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện nền kinh tế quốc dân. Có thể hiểu đây là môn khoa học nghiên cứu hoạt động của nền kinh tế với tư cách một tổng thể. Nói cách khác kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn đề kinh tế và xã hội cơ bản như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa và tư sản, sự phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội.
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu vận dụng các vấn đề kinh tế vĩ mô cơ bản được giảng dạy trong học phần Kinh tế Vĩ mô 1. Tài liệu giúp sinh viên hình thành kỹ năng liên hệ giữa lý thuyết và thực tế, hiểu được tầm quan trọng của các biến số vĩ mô quan trọng để phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế trong cuộc sống. Sách được sử dụng cho sinh viên các ngành Kinh tế, Kế toán, Quản trị kinh doanh và các chuyên nhành đào tạo khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 2 được bố cục thành 5 chương.
Chương 1: Tăng trưởng kinh tế – Đề cập đến các vấn đề liên quan đến tăng trưởng như: khái niệm, bản chất, ý nghĩa, nguồn gốc, các yếu tố quyết định, cơ chế và các chính sách thúc đẩy tăng trưởng của một nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
Chương 2: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính – Đi sâu vào phân tích bản chất, hình thức cũng như các yếu tố tác động đến tiết kiệm, đầu tư và các mối quan hệ của chúng trong tài chính.
Chương 3: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở – Nghiên cứu, phân tích các cơ chế và các thức đo lường, đánh giá sự tác động của các tác nhân người nước ngoài đến các vấn đề kinh tế vĩ mô trong nước.
Chương 4: Thị trường lao động: thất nghiệp, tiền lương – Đề cập đến bản chất, các khuyết tật, rào cản cũng như giải pháp khắc phục các rào cản trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp cũng nhằm nâng cao mức tiền lương cho người lao động.
Chương 5: Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô – Khái quát lại nội dung, cơ chế của các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu đồng thời bàn luận về cách thức xây dựng chính sách cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Chương 2: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính – Đi sâu vào phân tích bản chất, hình thức cũng như các yếu tố tác động đến tiết kiệm, đầu tư và các mối quan hệ của chúng trong tài chính.
Chương 3: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở – Nghiên cứu, phân tích các cơ chế và các thức đo lường, đánh giá sự tác động của các tác nhân người nước ngoài đến các vấn đề kinh tế vĩ mô trong nước.
Chương 4: Thị trường lao động: thất nghiệp, tiền lương – Đề cập đến bản chất, các khuyết tật, rào cản cũng như giải pháp khắc phục các rào cản trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp cũng nhằm nâng cao mức tiền lương cho người lao động.
Chương 5: Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô – Khái quát lại nội dung, cơ chế của các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu đồng thời bàn luận về cách thức xây dựng chính sách cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra.